Vì sao lốp ô tô mòn lỗ chỗ? Nguyên nhân và cách khắc phục

Lốp ô tô trong quá trình sử dụng sẽ bị hao mòn tự nhiên theo thời gian. Thông thường, tuổi thọ lốp dao động trong khoảng 25.000-50.000 km hoặc 3-5 năm, tùy vào địa hình, cách lái xe và loại lốp sử dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lốp xe có thể bị mòn lỗ chỗ, gây ảnh hưởng đến độ an toàn và hiệu suất vận hành của xe.

  1. Biểu hiện của lốp mòn lỗ chỗ

Lốp xe bị mòn không đều thường có những dấu hiệu sau:

Bề mặt lốp bị mòn lỗ chỗ, giống như có người dùng dụng cụ để “xúc” từng mảng lốp.

Vô-lăng và ghế bị rung khi lái xe.

Tiếng ồn lạ khi xe chạy ở tốc độ cao.

Xe có xu hướng bán lái về bên trái hoặc phải ngay cả khi vô-lăng đang để thẳng.

  1. Nguyên nhân gây lốp mòn lỗ chỗ

Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng lốp xe bị mòn lỗ chỗ, phổ biến nhất bao gồm:

2.1. Lốp mất cân bằng

Sau một thời gian sử dụng, lốp xe có thể bị mất cân bằng, khiến bề mặt tiếp xúc giữa lốp và mặt đường không đồng đều, dẫn đến tình trạng lốp bị mòn lỗ chỗ.

Bề mặt lốp bị mòn lỗ chỗ, giống như có người dùng dụng cụ để "xúc" từng mảng lốp

Xe có xu hướng bán lái về bên trái hoặc phải ngay cả khi vô-lăng đang để thẳng

2.2. Hệ thống treo bị hư hại

Nếu hệ thống treo hoặc các bộ phận liên quan bị hư hại hoặc hao mòn theo thời gian, bánh xe sẽ không lăn trơn tru trên mặt đường. Điều này có thể làm lốp bị nảy lên xuống nhiều hơn, tạo ra áp suất không đều trên bề mặt lốp và gây mòn lốp không đồng nhất.

Áp suất không đều trên bề mặt lốp và gây mòn lốp không đồng nhất.

Hệ thống treo hoặc các bộ phận liên quan bị hư hại hoặc hao mòn theo thời gian

2.3. Sử dụng lốp không đúng chuẩn

Việc sử dụng lốp xe không phù hợp với thông số kỹ thuật của xe hoặc dùng lốp đã qua sử dụng có thể làm tăng nguy cơ bị mòn không đều. Lốp kém chất lượng cũng có thể không chịu được áp lực tốt, khiến một số vị trí bị hao mòn nhanh hơn các vị trí khác.

2.4. Mâm (vành) xe bị cong móp

Lái xe trên đường xấu, bị sụp ổ gà hoặc va chạm mạnh có thể khiến mâm xe bị cong, lệch. Khi đó, lốp xe sẽ không còn tiếp xúc đồng đều với mặt đường, làm tăng nguy cơ mòn lốp không đều.

  1. Cách khắc phục và phòng tránh tình trạng lốp mòn không đều

3.1. Kiểm tra lốp thường xuyên

Chủ xe nên kiểm tra bề mặt lốp ít nhất 1-2 lần mỗi tháng để phát hiện sớm dấu hiệu mòn không đều. Nếu thấy có hiện tượng lốp bị mòn lỗ chỗ, cần đưa xe đi kiểm tra và sửa chữa kịp thời.

3.2. Đảo lốp định kỳ

Việc đảo lốp sau mỗi 15.000-20.000 km giúp lốp mòn đều hơn, kéo dài tuổi thọ lốp và cải thiện hiệu suất vận hành của xe.

3.3. Cân bằng động bánh xe

Mỗi lần đảo lốp, chủ xe nên yêu cầu dịch vụ cân bằng động để giúp lốp được phân bổ tải trọng đồng đều, tránh tình trạng mòn không đều do mất cân bằng.

Đảo lốp định kỳ để tránh tình trạng mòn không đều do mất cân bằng.

3.4. Giữ áp suất lốp đúng tiêu chuẩn

Áp suất lốp nên được duy trì theo mức khuyến cáo của nhà sản xuất. Thông tin này thường được in trên nhãn dán ở bệ cửa bên tài xế. Lốp quá căng hoặc quá non có thể khiến lốp bị mòn không đều và làm giảm hiệu suất lái xe.

3.5. Kiểm tra hệ thống treo và giảm xóc định kỳ

Nên kiểm tra và bảo trì hệ thống treo, giảm xóc ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo chúng hoạt động tốt, giúp bánh xe lăn mượt mà trên mặt đường và ngăn chặn lốp bị mòn không đều.

Lốp mòn lỗ chỗ không chỉ ảnh hưởng đến độ an toàn khi lái xe mà còn làm giảm tuổi thọ của lốp và tăng chi phí bảo dưỡng. Hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp phòng tránh kịp thời sẽ giúp xe vận hành ổn định, tiết kiệm chi phí và bảo vệ an toàn cho người lái.

Hãy thường xuyên kiểm tra lốp, đảo lốp định kỳ và duy trì áp suất lốp đúng tiêu chuẩn để đảm bảo hành trình luôn an toàn!

 

    Trả lời

    Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *



    Tin tức liên quan