Các cách kiểm tra hệ thống phanh

Hệ thống phanh ô tô là bộ phận vô cùng quan trọng trong quá trình và sự an toàn xe. Hệ thống phanh sẽ giúp đảm bảo cho ô tô vận hành ổn định trong lúc lái xe. Vì thế khách hàng phải thường xuyên kiểm tra hệ thống phanh nếu thấy có bất thường. Trong bài viết này Dân chủ xin chia sẻ đến bạn một số cách kiểm tra hệ thống phanh ô tô hoạt động ổn định và an toàn nhất.

1.Kiểm tra đèn báo ABS

Khi bật chìa khóa điện, đèn báo hệ thống chống bó cứng phanh ABS sẽ bật sáng. Điều này báo hiệu hệ thống điện tử đang được kiểm tra.  Đèn sáng một vài giây rồi tắt là hệ thống phanh đã được kiểm tra và sẽ không có vấn đề gì.

4

Tuy nhiên, nếu đèn ABS sáng liên tục hoặc nhấp nháy thì bạn nên đưa đi bảo dưỡng. Các cơ sở bảo dưỡng chuyên nghiệp sẽ kiểm tra và cho bạn lời khuyên thích hợp.

2.Đạp thử chân phanh trước khi nổ máy

Trước khi nổ máy xe, hãy thử đạp vào chân phanh khoảng 3 – 5 lần khi chân phanh cứng lại hoặc đứng yên thì hệ thống trợ lực phanh còn hoạt động tốt. Khi xe nổ máy, chân phanh không đứng yên tại vị trí đó mà từ từ hạ xuống vị trí ban đầu. Còn ngược lại, nếu không nổ máy mà đạp chân phanh thấy hẫng và muốn nhấn nhiều lần được thì hệ thống trợ lực chân đã không có tác dụng. Khi đó hãy gọi ngay thợ đến kiểm tra hoặc xe cứu hộ để đảm bảo an toàn.

2

3.Kiểm tra bằng việc nghe tiếng phanh xe

Biện pháp kiểm tra phanh bằng tiếng phanh xe thuận tiện và dễ dàng cho người ít kinh nghiệm. Khi xuất hiện những tiếng động của phanh xe như : tiếng ken két, tiếng kim loại ma sát vào nhau,… Thì chứng tỏ má phanh đã bị mòn, các tiếng động sẽ càng lớn hơn khi bạn sử dụng phanh nhiều. Khi tiếng ồn này xuất hiện, bạn nên chủ động đến bảo dưỡng và kiểm tra hệ thống phanh của mình ngay.

4.Kiểm tra má phanh

Má phanh ô tô là một trong những bộ phận quan trọng trong việc giảm tốc độ của xe, đảm bảo an toàn khi lái xe. Khi má phanh bị mòn sâu sẽ ảnh hưởng đến việc giảm tốc độ hoặc dừng xe. Độ mòn của má phanh phụ thuộc vào việc điều khiển xe của từng người. Khi di chuyển, má phanh mòn quá nhiều sẽ làm giảm áp suất phanh, giảm hiệu năng phanh và làm nóng đĩa phanh. Khi đó sẽ khiến đĩa phanh nhanh chóng bị mòn theo.

Để đảm bảo an toàn tốt nhất, khi di chuyển không nên cố sử dụng nếu má phanh đã đến độ mòn. Đồng thời, nên thay mới má phanh khi độ dày má phanh còn lại khoảng 2 – 3mm.

5.Rà láng đĩa phanh

Sau thời gian dài sử dụng, tác động của má phanh và tác động của môi trường bên ngoài như bụi bẩn, đất, đá… Môi trường làm việc của đĩa phanh và má phanh gặp khó khăn khi phanh xe bởi bề mặt bám nhiều tạp chất cùng với nhiệt sinh ra lớn. Vì vậy khiến đĩa phanh trên xe bị hao mòn không đồng đều, hoặc cũng có thể bị cong vênh đĩa phanh. 5Khi đĩa phanh trên bị hao mòn thì rà láng đĩa phanh là biện pháp giải quyết hiệu quả nhất. Đối với các xe có hệ thống phanh ABS, bạn nên lưu ý khi láng đĩa phanh trong độ dày cho phép. Nhưng khi đĩa phanh quá xước và mòn không thể rà láng đĩa mà phải thay mới. Vì vậy bạn kiểm tra kĩ xe để phù hợp với từng trường hợp để có biện pháp đảm bảo an toàn nhất.

6.Kiểm tra dầu phanh

Kiểm tra dầu phanh ô tô thường xuyên và theo định kỳ. Tầm khoảng nửa tháng đến 1 tháng bạn nên kiểm tra tình trạng hệ thống phanh 1 lần. Nếu mức dầu thấp hơn mức quy định cần bổ sung thêm dầu phanh, tránh tình trạng thiếu dầu phanh. Khi bị rò rỉ dầu cần đến các gara để khắc phục ngay.

3

Trên đây là một số cách kiểm tra hệ thống phanh giúp ô tô hoạt động an toàn. Dân Chủ đã tìm hiểu và sưu tầm từ những chuyên gia có kinh nghiệm lâu trong ngành sửa chữa – bảo dưỡng ô tô. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như có thể chủ động hơn trong việc bảo dưỡng ô tô đúng cách và định kỳ.

Tin tức liên quan