Tại sao lốp xe lại có màu đen

Đi xe đã lâu nhưng có khi nào bạn thắc mắc tại sao lốp xe lại màu đen không. Có phải các nhà thiết kế sử dụng màu đen cho sạch, cho sang trọng không? Cùng Dân Chủ khám phá sự thực thú vị qua bài viết sau nhé.

Vào những năm thập niên 1960 Goodyear đã từng thử sức với các loại lốp nhiều màu sắc và cả lốp phát sáng thay thế cho lốp đen. Nhưng rồi những chiếc lốp màu sắc đó lại nhanh chóng biến mất bởi nhiều nhược điểm mà chỉ có lốp đen mới có thể giải quyết được đó là độ bám đường và độ bền, độ an toàn.

mau lop 1

Phải khẳng định rằng màu đen không phải là màu sắc được lựa chọn vì yếu tố thẩm mỹ hay sự đơn giản trong quá trình sản xuất. Chúng ta đều biết lốp được sản xuất từ thành phần chính là cao su. Màu sắc sơ khai của cao su là trắng sữa. Những năm 1895, lốp cao su đầu tiên ra đời với kết cấu không thể nguyên bản hơn. Cao su khi đó chỉ được tạo hình chứ không có phương pháp chế tạo nào cả, do đó chúng giữ lại màu trắng nguyên bản là màu trắng sữa.

LOP1

Tuy nhiên, nhược điểm của các dòng lốp này là sẽ cứng lại khi gặp trời lạnh và mềm ra khi trời nóng dẫn tới việc nhanh chóng hỏng hóc và quy trình sử dụng cũng không an toàn. Các nhà sản xuất và các nhà khoa học đã đưa hàng loạt các nghiên cứu để khắc phục vấn đề này. Tới năm 1904 Sidney Charles Mote và một nhóm các nhà khoa học tại Anh tìm ra giải pháp pha trộn muội than vào hợp chất cao su. Và chính chất này giúp ổn định hơn 20 hợp chất hóa học được thêm vào quá trình chế tạo lốp cao su để tăng độ đàn hồi, dẻo dai cũng như độ bền.

LOP 3

Muội than cũng giúp bảo vệ lốp xe khỏi tia cực tím – yếu tố khiến cao su nhanh chóng trở nên giòn và dễ phân hủy. Thêm vào đó, sử dụng muội than cũng giúp lốp tản nhiệt ra ngoài thay vì giữ lại ở bên trong thân lốp, qua đó hạn chế tác động cực lớn của nhiệt độ lên độ bền cao su.

Và từ đó thì lốp xe có màu đen như ngày nay chúng ta đang thấy. Tuy nhiên chắc hẳn cũng không có khách hàng nào phàn nàn về màu sắc của nó trong quá trình sử dụng.

Tin tức liên quan